Trong thế giới công nghệ phát triển liên tục, CPU đã trở thành trái tim và trí não của các hệ thống laptop. Bài viết này NewTech sẽ dẫn bạn vào cuộc hành trình khám phá sâu hơn về CPU là gì và các hãng sản xuất CPU được sử dụng phổ biến hiện nay cùng mình khám phá ngay nhé.
CPU là gì?
CPU là viết tắt của Central Processing Unit – một phần quan trọng trong một hệ thống máy tính hoạt động như một bộ não của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU là gì – thực hiện các phép tính, điều khiển và thực hiện các lệnh từ phần mềm, và quản lý các hoạt động của hệ thống. CPU có khả năng thực hiện hàng triệu, thậm chí hàng tỷ phép tính mỗi giây.
Cấu tạo CPU gồm những gì?
Phần trên NewTech đã giải đáp CPU là gì, để hiểu hơn về cấu tạo của bộ phận này thì bạn có thể tham khảo thêm nội dung bên dưới.
Khối điều hành (Control Unit – CU)
Khối điều hành (Control Unit – CU) là một phần quan trọng, có trách nhiệm điều khiển các hoạt động của CPU. Control Unit lấy lệnh từ bộ nhớ RAM, giải mã lệnh đó và điều khiển các thành phần khác của Central Processing Unit để thực hiện các lệnh đó.
Khối tính toán (Arithmetic Logic Unit – ALU)
Khối tính toán (Arithmetic Logic Unit – ALU) là nơi thực hiện các phép tính toán và phép logic. ALU thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và các phép logic như: AND, OR, NOT trên dữ liệu đầu vào từ bộ nhớ hoặc thanh ghi.
Các thanh ghi (Registers)
Các thanh ghi (Registers) là các ô nhớ nhỏ và nhanh được sử dụng để lưu trữ và truy cập dữ liệu trong quá trình thực hiện các phép tính. Có nhiều loại thanh ghi khác nhau, bao gồm thanh ghi chung (general-purpose registers), thanh ghi địa chỉ (address registers), thanh ghi dữ liệu (data registers) và thanh ghi điều khiển (control registers).
Opcode
Opcode là một phần của lệnh máy tính, nó xác định loại hoạt động mà CPU cần thực hiện. Opcode chỉ định cho Central Processing Unit biết lệnh đó là một phép toán nào và cách thức thực hiện phép toán đó.
Phần điều khiển
Phần điều khiển quản lý và điều khiển các tín hiệu điện trong CPU để đồng bộ hóa các hoạt động và lưu trữ các dữ liệu trung gian trong quá trình xử lý.
Tốc độ CPU là gì?
Tốc độ CPU, hay còn gọi là tốc độ xung nhịp, được đo bằng gigahertz (GHz), cho biết số chu kỳ xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện. Ví dụ, một CPU có xung nhịp 3.4 GHz có thể thực hiện 3.400.000.000 chu kỳ mỗi giây.
Tốc độ xung nhịp là thước đo quan trọng để đánh giá khả năng xử lý dữ liệu của CPU. Khi so sánh hai CPU cùng dòng, bạn chỉ cần nhìn vào xung nhịp để nhận biết hiệu năng của chúng.
Chẳng hạn, nếu hai máy tính sử dụng CPU Core i5 thuộc thế hệ Haswell có xung nhịp lần lượt là 3.4 GHz và 2.6 GHz, máy được trang bị CPU có xung nhịp 3.4 GHz sẽ nhanh hơn khoảng 30% so với loại CPU có 2.6 GHz khi cả hai hoạt động hết mức công suất.
Các loại CPU hiện nay
Hiện nay trên thị trường công nghệ có 4 loại CPU phổ biến và được sử dụng rất nhiều vào các laptop cao cấp.
CPU Intel
Intel Corporation là một trong những hãng sản xuất CPU lớn nhất trên thế giới. Các dòng vi xử lý Intel được sử dụng rộng rãi trong các laptop và máy chủ. Intel cung cấp các dòng CPU như: Intel Core i3, i5, i7, i9 cho máy tính cá nhân và Intel Xeon cho máy chủ. Tin nóng, vì nhiều người đọc sai tên của loại CPU này nên hãng đã quyết định đổi tên không còn chữ “i” nữa mà thay vào đó là chữ Intel Core Ultra.
CPU Intel vừa được ra mắt dòng Intel Core Ultra 200V vào năm 2024 hay còn được biết đến với tên mã “Lunar Lake,” gây ấn tượng với hiệu năng vượt trội, khả năng tiết kiệm năng lượng và tích hợp công nghệ tiên tiến. Dòng vi xử lý này tối ưu hóa hiệu quả xử lý các tác vụ AI, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ điện năng giúp kéo dài thời lượng pin và đảm bảo sự mượt mà trong quá trình sử dụng.
Tham khảo thêm: Sự khác biệt giữa chip Intel dòng U, P, H như thế nào?
CPU AMD
Advanced Micro Devices (AMD) là một hãng sản xuất CPU cạnh tranh với Intel. CPU AMD cung cấp hiệu suất mạnh mẽ và giá trị tốt. Các dòng Central Processing Unit mà họ sản xuất phổ biến hiện nay bao gồm: Ryzen và Ryzen Threadripper cho laptop cá nhân, và EPYC cho máy chủ.
Trong năm 2024, AMD đã ra mắt 2 dòng vi xử lý AMD Ryzen AI 300 và Ryzen 9000 Series. Với vi xử lý AMD Ryzen AI 300 với nhiều tính năng nổi bật của từng dòng.
Với AMD Ryzen AI 300 Series đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực xử lý AI với hiệu suất NPU đạt 50 TOPS gấp đôi so với thế hệ trước và đạt chuẩn Copilot+ PC. Dòng chip này hỗ trợ các tác vụ AI như Copilot+, tự động hóa email, cải thiện họp trực tuyến và quản lý tài liệu thông minh, với hiệu suất tăng gấp ba lần so với các sản phẩm tiền nhiệm.
Bên cạnh đó, GPU tích hợp AMD Radeon 800M Series nâng cao hiệu năng đồ họa thêm 33%, mang lại trải nghiệm chơi game và sáng tạo mượt mà hơn. Ryzen AI 300 Series cũng cải thiện thời lượng pin và hiệu suất năng lượng đáng kể trong các tác vụ AI đáp ứng nhu cầu sử dụng dài lâu và tiết kiệm năng lượng.
Xem thêm:
So sánh chip Intel và AMD: Chip nào mạnh hơn? Nên chọn CPU Intel hay AMD để phù hợp? – Người dùng có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
AMD Ryzen AI 300: Liệu có phải là công nghệ AI mạnh mẽ nhất?
Intel Lunar Lake: Bước tiến mới của Intel trong kỷ nguyên máy tính AI
CPU SQ1, SQ2, SQ3
CPU SQ1 và SQ2 là 2 loại CPU được phát triển bởi Microsoft dành riêng cho 2 dòng Surface Pro như sản phẩm Surface Pro X và Surface Pro 9, một dòng máy tính bảng mỏng nhẹ. Các bộ xử lý này được thiết kế với mục tiêu cung cấp hiệu năng cao và tuổi thọ pin tối ưu cho máy tính xách tay di động.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm có chip SQ1, SQ2 và SQ3 bán chạy tại NewTech:
CPU Apple M1, M2, M3 và M4
CPU Apple M1 là một thành tựu đáng chú ý của Apple. Nó là một loại CPU dựa trên kiến trúc ARM được sử dụng trong các sản phẩm của Apple như: MacBook Air, MacBook Pro và Mac mini.
Chip Apple M1 được thiết kế để cung cấp hiệu năng mạnh mẽ và hiệu suất năng lượng tối ưu. CPU Apple M2 là phiên bản tiếp theo của M1, được sử dụng trong các sản phẩm tương tự M1 những M2 mạnh gấp 2 lần M1.
Chip Apple M3 thuộc dòng vi xử lý Apple Silicon thế hệ mới, mang lại nhiều cải tiến vượt trội về hiệu năng và hiệu quả sử dụng năng lượng so với các thế hệ trước như M2. Với kiến trúc gồm các lõi hiệu suất cao và lõi tiết kiệm năng lượng, M3 mang lại hiệu năng tăng lên 15% ở các tác vụ nặng và cải thiện đến 30% trong các tác vụ tiết kiệm năng lượng. Ngoài CPU và GPU, M3 còn trang bị Neural Engine mạnh mẽ hơn, tăng tốc các tác vụ học máy và AI, với hiệu suất nhanh hơn 60% so với M1.
Chip Apple M4 ra mắt vào năm 2024, sẽ tiếp tục nâng cao hiệu suất và khả năng xử lý AI của dòng M-series. Được sản xuất trên quy trình 5nm, M4 sẽ tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khả năng xử lý AI với Neural Engine cải tiến, mang lại hiệu suất tính toán AI vượt trội hơn gấp đôi so với thế hệ trước.
M4 sẽ tiếp tục sử dụng thiết kế SoC (System on Chip), kết hợp CPU, GPU và Neural Engine vào một chip duy nhất, giúp tiết kiệm không gian và nâng cao hiệu suất. Với sự kết hợp giữa các lõi CPU hiệu suất cao và lõi tiết kiệm năng lượng, M4 hứa hẹn mang đến thời gian sử dụng lâu dài mà vẫn giữ được hiệu suất mạnh mẽ khi cần thiết.
Xem thêm: Tại sao Intel và AMD không sản xuất chip như Apple M2 Max và M2 Ultra dù thừa khả năng?
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm Tablet cao cấp bán chạy tại NewTech:
⏩Xem thêm:
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về CPU là gì và biết được các hãng sản xuất phổ biến nhất hiện nay trên thị trường công nghệ. Nếu có gì thắc mắc thì bình luận ngay bên dưới để NewTech giải đáp ngay cho bạn nhé!
Tôi là Phương Thùy, một Content SEO với hơn một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.Hãy khám phá và nhận xét về những tin tức công nghệ đầy thú vị cùng tôi nhé.