Thunderbolt: Cổng kết nối tương lai với tốc độ truyền vượt trội!

Cổng kết nối Thunderbolt là một công nghệ tiên tiến được trang bị trên nhiều dòng laptop hiện nay. Vậy cổng kết nối Thunderbolt là gì? Có tính năng gì? Hãy cùng NewTech tìm hiểu bên dưới nhé! 

Cổng kết nối Thunderbolt là gì?

Cổng kết nối Thunderbolt là một tiêu chuẩn kết nối được phát triển bởi Intel, nhằm cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao và khả năng kết nối đa dạng giữa các thiết bị. Thunderbolt kết hợp cả dữ liệu, video và năng lượng trong một cổng duy nhất cho phép người dùng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc thông qua Dock như màn hình, ổ cứng ngoài.

Các cổng kết nối Thunderbolt
Các cổng kết nối Thunderbolt

Từ phiên bản Thunderbolt 1, tốc độ truyền tải đã được cải thiện đáng kể, với Thunderbolt 3 và 4 đạt tốc độ lên đến 40 Gbps. Công nghệ này còn hỗ trợ giao thức USB-C giúp tăng cường tính tương thích và linh hoạt cho người dùng trong việc kết nối thiết bị.

Tính năng của cổng kết nối Thunderbolt

 Dưới đây là các tính năng chính của cổng Thunderbolt:

  • Tốc độ truyền dữ liệu cao: Thunderbolt đặc biệt là các phiên bản mới như Thunderbolt 3 và 4 cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 40 Gbps, nhanh hơn nhiều so với USB thông thường. 
  • Hỗ trợ kết nối đa dạng: Cổng Thunderbolt có khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc, bao gồm màn hình, ổ cứng ngoài, card đồ họa gắn ngoài (eGPU) và các thiết bị ngoại vi khác.
Những tính năng vượt trội của cổng Thunderbolt
Những tính năng vượt trội của cổng Thunderbolt
  • Xuất hình ảnh chất lượng cao: Thunderbolt có thể truyền tín hiệu video với chất lượng cao hỗ trợ xuất ra các màn hình 4K.
  • Sạc và cấp nguồn: Thunderbolt có khả năng cung cấp điện năng cho các thiết bị kết nối qua cổng giúp sạc nhanh laptop hoặc thiết bị di động. 
  • Tương thích với nhiều chuẩn kết nối: Các cổng Thunderbolt, đặc biệt là Thunderbolt 3 và 4 thường sử dụng giao diện USB-C cho phép tương thích ngược với USB-C và các thiết bị USB truyền thống khác.

Cổng Thunderbolt ngày càng phổ biến trên các dòng laptop cao cấp giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng nhờ vào tốc độ, tính linh hoạt và khả năng tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi.

Cổng kết nối Thunderbolt có mấy loại

Cổng kết nối Thunderbolt có 4 loại tương đương với 4 số, người dùng có thể tham khảo:

Thunderbolt 1

Cổng kết nối Thunderbolt 1 là một công nghệ tiên phong trong việc truyền dữ liệu tốc độ cao. Đây là thế hệ đầu tiên của dòng Thunderbolt, với tốc độ nhanh gấp đôi so với USB 3.0 cùng thời điểm.  Một trong những điểm nổi bật của Thunderbolt 1 là khả năng tích hợp 4 kênh DisplayPort với băng thông 5.4 Gbps mỗi kênh. 

Cổng kết nối Thunderbolt 1
Cổng kết nối Thunderbolt 1

Trong đó, 2 kênh phục vụ việc truyền và 2 kênh dành cho nhận dữ liệu, tạo thành một đường truyền đạt tốc độ 10 Gbps và một đường nhận 10 Gbps. Tốc độ vượt trội này giúp Thunderbolt 1 trở thành chuẩn kết nối tiên tiến khi ra mắt vào năm 2011, đáp ứng nhu cầu truyền tải nhanh chóng và ổn định.

Thunderbolt 2

Cổng kết nối Thunderbolt 2 ra mắt vào năm 2013, đánh dấu một bước đột phá với tốc độ và hiệu suất vượt trội so với Thunderbolt 1. Bằng cách kết hợp 4 kênh truyền DisplayPort thành một chiều duy nhất, Thunderbolt 2 đạt băng thông lên đến 20 Gbps, gấp đôi khả năng của thế hệ trước. Điểm nổi bật của Thunderbolt 2 là tính năng “duplex” cho phép thiết bị vừa truyền vừa nhận dữ liệu một cách linh hoạt tối ưu hóa hiệu suất kết nối. 

Cổng kết nối Thunderbolt 2
Cổng kết nối Thunderbolt 2

Ngoài ra, Thunderbolt 2 hỗ trợ xuất hình ảnh 4K mang lại chất lượng hiển thị sắc nét cho người dùng chuyên nghiệp. Cổng này vẫn giữ tính tương thích với Thunderbolt 1 nhờ vào đầu nối Mini DisplayPort giúp các thiết bị giữa hai thế hệ dễ dàng kết nối với nhau, tăng tính tiện lợi trong sử dụng.

Thunderbolt 3

Cổng Thunderbolt 3 ra mắt năm 2015, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực kết nối nhờ những cải tiến về tốc độ và cấu trúc kênh truyền. Đáng chú ý nhất là khả năng truyền tải dữ liệu đạt đến 40 Gbps, gấp đôi tốc độ của Thunderbolt 2 nhờ áp dụng chuẩn PCI Express 3.0. Cấu trúc này giúp Thunderbolt 3 đáp ứng tối ưu cho các dự án cần hiệu suất cao như chỉnh sửa video 4K hoặc xử lý đồ họa 3D phức tạp.

Cổng kết nối Thunderbolt 3
Cổng kết nối Thunderbolt 3

Một nâng cấp khác của Thunderbolt 3 là tích hợp chuẩn USB 3.1 và sử dụng cổng USB-C mang lại sự linh hoạt và tiện dụng khi kết nối với nhiều thiết bị. Tuy nhiên, khi sử dụng với các thiết bị chỉ hỗ trợ USB 3.1, tốc độ truyền tải bị giới hạn ở 10 Gbps, đây là một điểm hạn chế của Thunderbolt 3 với thiết bị USB 3.1.

Thunderbolt 4

Cổng kết nối Thunderbolt 4 là thế hệ công nghệ cáp mới nhất được ra mắt năm 2020 mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các chuẩn USB-C thông thường. Thunderbolt 4 không chỉ tương thích hoàn toàn với tất cả các thiết bị sử dụng USB Type-C mà còn cung cấp hiệu năng vượt trội, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 40 Gbps giữ nguyên băng thông cao như Thunderbolt 3.

Cổng kết nối Thunderbolt 4
Cổng kết nối Thunderbolt 4

Cổng này được tích hợp rộng rãi vào các thiết bị hiện đại như laptop Intel Evo, máy tính xách tay hỗ trợ nền tảng Intel vPro và tương thích với nhiều hệ điều hành phổ biến như Windows, Mac, Linux và Chrome OS. Một điểm đặc biệt của Thunderbolt 4 là tính năng bảo mật cao với cơ chế bảo vệ DMA (Direct Memory Access) giúp ngăn chặn truy cập trái phép vào bộ nhớ hệ thống. Hơn nữa, Thunderbolt 4 giữ tính tương thích ngược với các phiên bản Thunderbolt trước đó giúp người dùng kết nối dễ dàng với các thiết bị và phụ kiện cũ mà không lo mất đi hiệu suất, bảo vệ đầu tư công nghệ lâu dài.

Thunderbolt 5

Thunderbolt 5 ra mắt vào năm 2024, mang đến những nâng cấp đáng kể so với các phiên bản trước. Cổng kết nối này hỗ trợ băng thông lên tới 80 Gbps giúp việc truyền tải dữ liệu diễn ra nhanh chóng và mượt mà, đồng thời cho phép kết nối nhiều thiết bị cùng lúc mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Thunderbolt 5 còn nâng tầm khả năng hiển thị, cho phép kết nối tới ba màn hình 4K với tốc độ 120Hz, vượt xa giới hạn của Thunderbolt 4, vốn chỉ hỗ trợ kết nối tối đa hai màn hình 4K ở tốc độ 60Hz với băng thông 40Gbps. 

Cổng kết nối Thunderbolt 5
Cổng kết nối Thunderbolt 5

Ngoài ra, Thunderbolt 5 vẫn đảm bảo tương thích hoàn hảo với các cổng Thunderbolt 4 và USB-4, giúp người dùng dễ dàng kết nối với các thiết bị hiện có. Thêm vào đó, Thunderbolt 5 hỗ trợ PCIe 4.0 mở rộng khả năng sử dụng cho các thiết bị như SSD tốc độ cao hoặc card đồ họa rời từ đó nâng cao hiệu suất cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý mạnh mẽ.

So sánh tốc độ giữa cổng kết nối Thunderbolt 1, 2, 3, 4 và 5

Cổng kết nốiTốc độ truyền dữ liệuBăng thông tối đaThiết bị tối đaTương thích
Thunderbolt 110 Gbps1 GB/s7PCIe 2.0 x4, DP 1.1a x4
Thunderbolt 220 Gbps2 GB/s7PCIe 2.0 x4, DP 1.2 x4
Thunderbolt 340 Gbps4 GB/s6PCIe 3.0 x4, DP 1.2 x8, USB 3.1, 10G Ethernet
Thunderbolt 440 Gbps4 GB/s5PCIe 32GB, DP 96W, 4 cổng USB-A, Ethernet 2.5 Gigabit
Thunderbolt 580 Gbps8 GB/s6PCIe 4.0 x4, DP 1.4, USB 4.0

Kết luận

Qua bài viết này của NewTech giúp người dùng hiểu rõ hơn về các tính năng và điểm khác nhau của các thế hệ Thunderbolt. Cổng kết nối Thunderbolt đã trải qua nhiều cải tiến đáng kể qua các thế hệ, từ Thunderbolt 1 với tốc độ 10 Gbps đến Thunderbolt 5 với băng thông 80 Gbps và tính năng bảo mật nâng cao. 

Các cổng Thunderbolt qua từng năm sẽ được tăng dần về khả năng băng thông
Các cổng Thunderbolt qua từng năm sẽ được tăng dần về khả năng băng thông

Nhờ vào tốc độ truyền tải nhanh, khả năng tương thích rộng và sự linh hoạt trong kết nối đa dạng, Thunderbolt đã trở thành công nghệ quan trọng, phục vụ tốt cho các nhu cầu đòi hỏi hiệu suất cao trong các lĩnh vực như xử lý video, đồ họa và truyền tải dữ liệu.

!Bài viết này có hữu ích không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloHotlineMailShowroom
Trang chủ Danh mục Khuyến mãi Giỏ hàng Tài khoản