Microsoft Surface Pro 7 Plus của Microsoft được biết đến khi trình làng vào tháng 10 năm 2019 và đã thể hiện rất tốt với vai trò “hậu bối” khi kế thừa những nâng cấp tuyệt vời từ các sản phẩm tiền nhiệm,đặc biệt là kết nối USB-C và bộ xử lý Intel thế hệ thứ 10. Tuy nhiên, cho dù bạn đang trải nghiệm với phiên bản mới nhất hay vẫn còn níu kéo một chiếc Surface sắp nghỉ hưu, bạn cũng có thể sẽ gặp các lỗi thường gặp ở Surface Pro 7 sau
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra các bản sửa lỗi nhanh nhất cho các lỗi thường gặp ở Surface Pro 7 hoặc các dòng từ Surface Pro X 2023 cũng như hầu hết các thiết bị của nhà Surface và máy tính xách tay chạy Windows. Bạn sẽ tìm thấy giải pháp khắc phục cho những tình trạng như: màn hình cảm ứng không phản hồi, màn hình mờ, sự cố kết nối Wi-Fi, v.v.
Lỗi thường gặp ở Surface Pro 7: Phần cứng
Surface Pro 7 không vào pin
Biện pháp đầu tiên là kiểm tra adapter sạc pin. Có thể, khả năng kết nối của nó đã kém đi hoặc đơn giản là cần reset.
Hãy làm theo những bước sau:
Bước 1: Ngắt kết nối adapter với cổng Surface Connect
Bước 2: Ngắt kết nối adapter khỏi ổ cắm điện
Bước 3: Ngắt kết nối với các USB
Bước 4: Chờ 10 giây
Bước 5: Lau sạch tất cả các chốt cắm bằng vải mềm
Bước 6: Kết nối adapter với cổng Surface Connect, sau đó cắm vào ổ điện
Nếu mẹo trên không hiệu quả, hãy thử các cách khác:
– Rút adapter khỏi thiết bị Surface, xoay đầu nối 180 độ và kết nối lại
– Cắm adapter vào đổ điện khác
– Sử dụng cổng USB-C. Bạn nên dùng một adapter hỗ trợ 60 watt và USB-C PD 2.0, bỏ qua cách kết nối tiêu chuẩn với Surface Connect. Sử dụng nguồn điện 65 watt nếu bạn cần thêm cổng USB.
– Hãy đảm bảo cáp sạc được đặt ngay ngắn trong hộp sạc. Nếu cáp sạc không được kết nối đúng cách, thiết bị sẽ không nhận được điện từ ổ cắm điện.
Tùy chọn khác cho phép cài đặt lại trình sạc pin trên Windows 10:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Device Manager từ menu
Bước 2: Click chuột vào Batteries để mở rộng
Bước 3: Nhấp chuột phải vào Microsoft ACPI-Compliant Control Method Battery > chọn Uninstall trên menu bật lên
Bước 4: Một khi nó đã được xóa bỏ, nhấp chuột vào Action trên thanh công cụ > Scan for hardware changes trên menu thả xuống
Thao tác trên sẽ cài đặt lại trình điều khiển Pin của phương pháp kiểm soát tuân thủ ACPI thuộc Microsoft. Đôi khi, bạn phải khởi động lại Surface Pro 7 để hoàn tất quá trình.
Màn hình cảm ứng không phản hồi
Sự cố này thường bắt nguồn từ các trình điều khiển nếu màn hình của bạn không bị hỏng hóc nặng. Cách khắc phục nhanh nhất là khởi động lại Surface để hoàn tác mọi xung đột trình điều khiển bên trong bộ nhớ hệ thống. Nếu biện pháp này không có tác dụng, bạn có thể sẽ phải cài đặt lại trình màn hình cảm ứng.
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Device Manager từ menu
Bước 2: Nhấn đúp để mở rộng Human Interface Devices
Bước 3: Nhấp chuột phải vào Surface TouchScreen Device (hoặc Intel Precise Touch Device) > chọn Uninstall Device từ menu thả xuống
Bước 4: Nhấp chuột phải vào HID-compliant touch screen > chọn Uninstall Device trên menu thả xuống. Lặp lại thao tác đó nếu bạn thấy xuất hiện nhiều hơn 1 danh sách
Bước 5: Nhấp chuột vào Action trên thanh công cụ và chọn Scan for hardware changes trên menu thả xuống. Đôi khi, bạn cần phải khởi động lại thiết bị để hoàn thành bước này
Nếu sự cố không liên quan đến trình điều khiển, bạn phải hiệu chuẩn lại màn hình.
Bước 1: Gõ “calibrate” trên vùng tìm kiếm trên taskbar > chọn Calibrate the screen for pen or touch option trong số các kết quả xuất hiện
Bước 2: Cửa sổ Tablet PC Settings sẽ xuất hiện trên màn hình. Nhấp chuột vào nút Reset nếu có sẵn và thực hiện theo các chỉ dẫn hiệu chỉnh màn hình. Nếu nút Reset không sẵn có, như bên dưới, màn hình của bạn đã được cài đặt đúng cách và bạn cần phải cài đặt lại Surface.
Nếu màn hình Surface của bạn có những hư hỏng đáng chú ý, chẳng hạn như không có độ phủ tĩnh điện thích hợp, ngăn cảm biến phát hiện dòng điện tự nhiên của bạn khi bạn chạm vào mặt kính. Bạn cần mang thiết bị đến Microsoft Store hoặc tìm một tiệm sửa chữa thiết bị điện tử uy tín gần nhà.
Màn hình quá tối
Cổng gọi đầu tiên của bạn phải là nhấp chuột hoặc nhấn vào biểu tượng thông báo bên cạnh đồng hồ hệ thống để khởi động Action Center. Như hình bên dưới, bạn nên nhìn thấy một thanh trượt ở dưới cùng được dùng để tăng sáng hoặc làm tối màn hình. Nếu vặn nó lên mức tối đa nhưng bạn vẫn thấy màn hình tối, rất có thể, đó là do tính năng Adaptive Brightness đã được bật.
Bước 1: Nhấp chuột vào biểu tượng thông báo nằm cạnh đồng hồ hệ thống > chọn ô All Settings trong Action Center.
Bước 2: Chọn System trong ứng dụng Settings
Bước 3: Bạn sẽ nhìn thấy một hạng mục Display được tải sẵn. Trong Brightness and color, bỏ chọn hộp nằm cạnh Change brightness automatically when lighting changes.
Nếu sự cố vẫn không có gì biến chuyển, hãy kiểm tra các bản cập nhật trong Settings > Update & Security > Windows Update. Trong trường hợp tình trạng màn hình bị tối sau bước cập nhật gần nhất, hãy tiếp tục di chuyển đến View Update History > Uninstall Updates và xóa bỏ bất kỳ bản cập nhật nào được tải xuống ngay trước khi màn hình bị tối đi.
Tùy chọn khác giúp cài đặt lại trình điều khiển bộ điều hợp màn hình:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Device Manager trên menu Power
Bước 2: Nhấp chuột để mở rộng Display adapters
Bước 3: Nhấp chuột phải vào adapter màn hình > chọn Uninstall Device trên menu bật lên
Bước 4: Nhấp chuột vào Action trên thanh công cụ > chọn Scan for hardware changes trên menu thả xuống. Đôi khi, bạn cần khởi động lại thiết bị để hoàn tất bước này.
Loa bị tịt
Nếu không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào qua loa tích hợp, hãy chắc chắn là bạn đang không cắm tai nghe hoặc loa ngoài vào giắc audio. Nếu không, hãy kiểm tra xem âm thanh có đang bị tắt trên Windows 10 không bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng loa nằm bên cạnh đồng hồ hệ thống.
Một trục trặc khác có thể xảy ra là do bạn chọn nhầm thiết bị phát. Bạn có thể tìm bước cài đặt này bằng cách nhấn vào biểu tượng loa nằm bên cạnh đồng hồ hệ thống và chọn thiết bị phát trên danh sách thả xuống. Nếu chỉ có một thiết bị phát được liệt kê thì hành động đó không thể khắc phục sự cố của bạn.
Khởi chạy trình khắc phục sự cố có thể hỗ trợ chỉnh sửa trục trặc trên:
Bước 1: Nhấp chuột vào biểu tượng Thông báo nằm cạnh đồng hồ hệ thống > chọn ô All Settings trong Action Center
Bước 2: Chọn System trong ứng dụng Settings
Bước 3: Nhấp chuột vào Sound nằm ở bên trái, tiếp theo là nút Troubleshoot nằm ở bên phải
Ở đây, hãy chú ý là bạn cũng có thể chọn thiết bị xuất, thay đổi volume một cách nâng cao, kiểm soát các thiết bị âm thanh và nhiều hơn thế.
Một cách chỉnh sửa khác giúp cài đặt lại trình audio:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Device Manager trên menu Power
Bước 2: Nhấp chuột để mở rộng Sound, video, and game controllers
Bước 3: Nhấp chuột phải vào thiết bị âm thanh và chọn Uninstall device trên menu bật lên
Bước 4: Nhấp chuột vào Action được liệt kê trên thanh công cụ và chọn Scan for hardware changes menu thả xuống. Bạn có thể cần khởi động lại thiết bị để hoàn tất bước này.
Cuối cùng, kiểm tra Windows Update cho các mẹo chỉnh sửa có thể cho sự cố âm thanh. Đến Settings > Update & Security > Windows Update.
Không thể kết nối Wi-Fi
Bạn có thể biết liệu thành phần Wi-Fi của mình có hoạt động hay không bằng cách liếc nhanh qua biểu tượng nằm cạnh đồng hồ hệ thống. Nếu nó tắt hoặc ngắt kết nối, biểu tượng sẽ xuất hiện dưới dạng quả địa cầu. Để bật lên, hãy nhấp chuột vào biểu tượng và chọn mạng cục bộ. Nếu thấy dấu X màu đỏ trên biểu tượng, thì có nghĩa là Wi-Fi đã được bật và kết nối, nhưng không có mạng.
Giải pháp khả thi đầu tiên là hãy đảm bảo bạn có thông tin đăng nhập chính xác. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng mạng đã bật và đang hoạt động, cũng có kết nối internet (sử dụng một thiết bị Wi-Fi khác, như điện thoại thông minh, để kiểm tra).
Nếu bạn có thông tin đăng nhập chính xác, nhưng sự cố vẫn tiếp diễn, hãy tắt các thành phần Wi-Fi, đợi một lúc rồi mới bật lại. Nếu nó vẫn không hiệu quả, hãy khởi động lại Surface.
Một cách khắc phục nữa là bắt đầu lại từ đầu, có nghĩa là bạn phải ngắt kết nối mạng với Windows 10. Chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng Wi-Fi nằm cạnh đồng hồ hệ thống, rồi nhấn chuột phải vào kết nối không dây, sau đó chọn Forget trên menu bật lên. Tiếp theo, nhấn vào kết nối lại và điền mật khẩu mạng.
Cách khác nữa là sử dụng tính năng khắc phục sự cố. Nhấn chuột phải vào biểu tượng Wi-Fi nằm cạnh đồng hồ hệ thống > chọn Troubleshoot problems trong menu bật lên và làm theo các chỉ dẫn.
Cuối cùng, hãy cài đặt lại trình điều khiển để xem liệu nó có giúp ích gì không:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Device Manager trên Menu Power
Bước 2: Nhấp chuột để mở rộng Network adapters.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào thiết bị điều khiển Wi-Fi > chọn Uninstall device trên menu bật lên
Bước 4: Nhấp chuột vào Action được liệt kê trên thanh công cụ và chọn Scan for hardware changes trên menu thả xuống. Đôi khi, bạn cần khởi động lại thiết bị để hoàn thành bước này.
Màn hình bên ngoài không hoạt động
Vì các thiết bị Surface Pro mới nhất không có các cổng đặc biệt như HDMI và DisplayPort, bạn buộc phải sử dụng bộ chuyển đổi USB-C. Dù không có gì bất ổn ở thiết kế này, nhưng giờ đây, bạn có một thành phần nằm giữa Surface và màn hình bên ngoài. Hãy chắc rằng mọi thứ đều được kết nối đúng cách bao gồm DisplayPort, HDMI, cáp USB-C kết nối màn hình của bạn với bộ chuyển đổi.
Các sự cố liên quan đến hiển thị bên ngoài thường xuất phát từ cấu hình không phù hợp, ví dụ như tốc độ làm mới không được hỗ trợ.
Lỗi thường gặp ở Surface Pro 7: Phần mềm
Máy chạy rất chậm
Nếu có cảm giác thiết bị Surface vận hành một cách chậm chạp, có rất nhiều cách khắc phục mà bạn có thể thử. Lựa chọn đầu tiên là tắt máy trong khoảng 30 giây. Tắt máy hoàn toàn, nhờ đó, năng lượng sẽ không bị mất đi và hệ thống bộ nhớ hoặc toàn bộ nội dung sẽ không biến mất.
Dùng Task Manager
Nếu bạn bật máy trở lại, mở toàn bộ ứng dụng nhưng thiết bị vẫn hoạt động chậm chạp, hãy mở Task Manager để kiểm tra xem thứ gì đang hoạt động:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start
Bước 2: Chọn Task Manager trên menu Power
Bước 3: Nhấn chuột vào More Details ở dưới cùng
Hiệu suất giảm sẽ dẫn đến khả năng lưu trữ giảm. Chẳng hạn, bạn có 8GB hoặc 16GB được cài đặt, nhưng nếu Google Chrome ngốn đến 50% dung lượng, sẽ có rất ít chỗ trống cho các quy trình khác. Một nguyên tắc nhỏ là hãy nhấp chuột vào Memory, tiếp đến là mũi tên chỉ xuống, ở đó bạn có thể nhanh chóng theo dõi xem cái gì đang chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ. Việc nhấp chuột vào CPU sẽ giúp hiển thị cái gì đang làm hỏng CPU trong khi Disk sẽ hiển thị tất cả các ứng dụng đọc và viết đang hoạt động.
Ba khía cạnh đóng vai trò chính trong cách PC hoạt động, vì thế hãy đào sâu và xác định thứ bạn có thể kết thúc một cách an toàn để giải phóng một lượng tài nguyên đáng kể.
Cùng thời điểm khi đang ở đó, hãy nhấn chuột vào tab Startup. Các nhà phát triển phần mềm hay nhồi nhét các ứng dụng và chương trình vào quy trình khởi động Windows, vì vậy dung lượng đã bị chiếm khá nhiều trước khi bạn có thời gian kiểm tra email. Apple, Razer, Epson, Google, Opera và nhiều hãng khác.
Sử dụng Disk Cleanup
Rất có khả năng, các ổ đĩa của bạn cần được vệ sinh:
Bước 1: Mở File Explorer. Nó là biểu tượng thư mục trên thanh tác vụ
Bước 2: Nhấp chuột vào This PC nằm ở bên trái nếu nó không tải xuống theo mặc định
Bước 3: Nhấp chuột phải vào ổ đĩa chính > chọn Properties trên menu bật lên
Bước 4: Nhấp chuột vào nút Disk Cleanup
Tại đây, bạn hầu như có thể chọn được mọi thứ từ danh sách. Nếu nhấp vào Downloads, Windows 10 cũng sẽ xóa bỏ mọi thứ trong thư mục đó. Các tệp internet tạm thời, báo cáo lỗi Windows, thùng rác, tệp tạm thời – tất cả đều có thể bị xóa sạch.
Bạn cũng có thể nhìn thấy một nút Clean up system files. Khi nhấp chuột vào đó, một danh sách dài hơn sẽ xuất hiện. Hãy chỉ xóa những nội dung trong danh sách nếu bạn chắc đó chính xác là thứ cần loại bỏ.
Chống phân mảnh ổ đĩa chính
Việc chống phân mảnh ổ đĩa chính cũng quan trọng không kém. Nó giúp cho mọi thứ đều được lưu trữ trong ổ đĩa một cách có trật tự, theo đó, Windows 10 và các phần mềm khác không nhảy quanh thiết bị lưu trữ của bạn để tìm các tệp bị phân tán. Windows 10 thường tự động thực hiện điều đó, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra trạng thái tối ưu hóa theo cách thủ công.
Bước 1: Mở File Explorer. Nó là biểu tượng thư mục nằm trên thanh tác vụ
Bước 2: Nhấp chuột phải vào ổ đĩa chính và chọn Properties trên menu bật lên
Bước 3: Nhấp chuột vào tab Tools
Bước 4: Nhấn chuột vào nút Optimize
Xóa ứng dụng và chương trình không cần thiết
Một điều cần lưu ý ở đây là Windows 10 sử dụng bộ nhớ cục bộ như là một bàn di chuột ảo. Điều đó có nghĩa là bạn tuyệt đối không được để trống 100MB dung lượng không sử dụng trên ổ đĩa 1TB. Dù đang khởi chạy công cụ Disk Cleanup để xóa triệt để các tệp không thường sử dụng, hãy đảm bảo là bạn cũng đã xóa các ứng dụng và chương trình không cần thiết.
Bước 1: Nhấn chuột phải vào nút Start > chọn Apps and Features từ menu
Bước 2: Bên cạnh tùy chọn Sort By, nhấp chuột vào mũi tên chỉ xuống và chọn Size, Nó sẽ thống kê hầu hết ứng dụng và chương trình với lượt cài đặt lớn nhất lên hàng đầu. Thật không may, một vài ứng dụng và chương trình có thể không được phân loại theo kích thước.
Một vài phương pháp khác có thể cân nhắc:
– Khởi chạy Windows Update để xem liệu Microsoft có phát hành bản cải tiến hiệu suất không bằng cách vào Settings > Update & Security > Windows Update
– Một vài bản đắp vá hoặc cập nhật có thể dẫn tới sự cố hiệu suất. Gỡ cài đặt bằng cách vào Settings > Update & Security > Windows Update > View Update History > Uninstall Updates
– Cài đặt lại Windows 10
– Đảm bảo là tất cả các trình điều khiển đều đang hoạt động
Windows 10 không thể tải
Windows 10 không thể tải khi bạn khởi động Surface là một tín hiệu không tốt. Các tệp hệ thống hoặc một trình điều khiển có thể bị gián đoạn, phần mềm được liệt kê trong quy trình khởi động có thể dẫn tới sự cố – đó là một trong số những nguyên nhân.
Tuy nhiên, đừng hoảng sợ. Nếu thấy logo Surface và vòng tròn đang xoay, có khả năng là nó chỉ đang cập nhật. Theo Microsoft, các quy trình cập nhật lớn có thể tiêu tốn khoảng 20 phút. Vậy nên, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là bình tĩnh đợi. Nếu nó quay quá lâu, chắc chắn bản cập nhật đang có vấn đề.
Biện pháp khắc phục ở đây là buộc thiết bị khởi động lại:
Bước 1: Nhấn giữ nút power cho đến khi thiết bị tắt hẳn. Cả quá trình kéo dài khoảng 10 giây
Bước 2: Thả nút power
Bước 3: Nhấn nút power để mở lại thiết bị
Nếu cách trên không có tác dụng, hãy thử khởi chạy System Restore từ Choose an option screen để thay thế:
Nếu Surface xuất hiện màn hình Choose an option màu xanh:
Bước 1: Chọn Troubleshoot
Bước 2: Chọn Advanced Options
Bước 3: Chọn Startup Repair
Bạn cần chọn một vị trí cụ thể để khôi phục và điều đó có thể liên quan tới việc làm thất lạc các chương trình đã cài đặt hoặc bản đắp vá/ cập nhật mà bạn đã cài đặt kể từ đó. Hãy đảm bảo là dữ liệu đã được bảo vệ và sao lưu trước khi bắt đầu. Nhưng việc khôi phục hệ thống thường có thể chỉnh sửa các sự cố hiệu suất.
Những vấn đề tải khác bao gồm:
Biểu tượng bộ nhớ đệm ổ đĩa: Việc tắt máy đột ngột có thể gián đoạn bộ nhớ đệm ổ SSD. Hãy chờ đến đến khi Windows 10 xây dựng lại bộ nhớ đệm (khoảng 5 phút).
Biểu tượng pin: Chờ đến khi pin được sạc đủ để cung cấp năng lượng cho thiết bị
Màn hình Surface UEFI: Đừng thực hiện bất kỷ thay đổi nào – chỉ cần buộc khởi động loại. Nếu không hiệu quả, hãy cài đặt lại thiết bị với ổ đĩa phục hồi USB.
Màn hình sửa chữa tự động: Chọn một trong những cách dưới đây: Restart hoặc chọn Advanced Options > Continue, hoặc Advanced Options > Troubleshoot > Startup Repair, hoặc Advanced Options > Troubleshoot > System Restore, tùy thuộc vào việc bạn sẵn sàng thử tùy chọn nào.
Windows Update bị lỗi
Windows Update không phải chính xác hoàn toàn, nhưng nó luôn thực hiện nhiệm vụ duy trì Windows 10 hiện tại cho đến khi bản đắp vá khắc phục sự cố xuất hiện. Tình trạng vấp phải lỗi rất phổ biến, đặc biệt là khi nó bận cài đặt các bản cập nhật khác trên màn hình nền, bạn sẽ đột nhiên mất kết nối internet, hoặc máy chủ nâng cấp của Microsoft bị hỏng.
Do dòng sản phẩm Surface thường bao gồm các thiết bị từ bên thứ nhất, bạn sẽ khó có thể nhìn thấy các sự cố cập nhật liên quan tới Acer, Dell, HP. Thay vào đó, bạn phải nhờ vào Microsoft và đối tác của hãng cũng như Intel và các nhà cung cấp linh kiện. Đây là một tín hiệu tốt bởi vì nó loại bỏ OEM trung gian.
Điều đó cho thấy, việc khắc phục sự cố cập nhật không hẳn là dễ dàng. Đầu tiên, phải khởi động lại Surface để xác minh rằng nó hiện không cài đặt bản cập nhật khác. Nó cũng có thể xử lý các vấn đề liên quan tới khả năng lưu trữ, bộ nhớ và Wi-Fi.
Nếu sau khi khởi động lại, bạn vẫn thấy Windows Update có vấn đề, hãy chờ một lát. Rất có thể, nó đang cố tải và cài đặt nhiều bản cập nhật trong một trình tự cụ thể. Thậm chí, các bản cập nhật tính năng còn tốn thời gian và thỉnh thoảng thất bại ngay từ lần đầu do tất cả các PC Windows 10 đều tải các bản cập nhật xuống cùng một lúc.
Nếu vẫn gặp sự cố, hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấp chuột vào biểu tượng thông báo nằm cạnh đồng hồ hệ thống và chọn ô All Settings trong Action Center
Bước 2: Chọn Update & Security trong ứng dụng Settings
Bước 3: Chọn Troubleshoot được liệt kê nằm ở bên trái
Bước 4: Chọn Windows Updates
Những yếu tố bạn cần cân nhắc bao gồm:
– Không đủ dung lượng: Ổ đĩa chính quá đầy, và Windows 10 đang cố gắng tải cũng như cập nhật. Ổ đĩa này không thể lưu trữ cục bộ tạm thời
– Trình điều khiển của bên thứ ba gây ra lỗi: Nếu bạn đã cài đặt phần mềm độc quyền cho chuột hoặc bàn phím, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình cập nhật
– Pin yếu: Các bản cập nhật chỉ được cung cấp tốt nhất khi thiết bị Surface luôn được kết nối với nguồn điện
– Surface không thể cập nhật với thiết bị bên ngoài được kết nối: Microsoft gợi ý ngắt kết nối mọi thứ nếu bạn đang gặp sự cố cập nhật. Điều này có khả năng giải phóng tài nguyên CPU
– Phần mềm chống virus của bên thứ ba có vấn đề: Tạm thời vô hiệu hóa các phần mềm chống virus không phải của Microsoft cho đến khi Windows 10 cập nhật một cách chính xác.
Không nhận được email trong Mail
Nếu bạn đang sử dụng xác minh 2 bước với Gmail, Yahoo Mail, AOL, iCloud và nhiều hơn thế, bạn không thể chỉ cần gõ thông tin đăng nhập rồi mong truy xuất được thư điện tử trong ứng dụng mail. Những thiết bị này đòi hỏi bạn phải tạo ra một mật khẩu dựa trên ứng dụng độc đáo duy nhất so với ứng dụng bạn thường dùng để truy cập vào tài khoản. Nếu cài đặt Mail sử dụng một hoặc nhiều trong số những dịch vụ này và hai bước được cấp quyền, bạn cần phải sáng tạo và gõ mật khẩu từ ứng dụng đặc biệt.
Nếu vẫn gặp sự cố, hãy đảm bảo là kết nối internet của bạn vẫn đang hoạt động và phần mềm chống virus hoặc tường lửa đang không bị chặn kết nối. Các vấn đề truy xuất mail thường xuất phát từ máy chủ và máy khách. Khi nghi ngờ, hãy theo dõi xem bạn có thể kiểm tra email bằng cách sử dụng ứng dụng khách dự trên web của dịch vụ hay không.
Theo mặc định, Mail sẽ tự động đồng bộ thư. Bạn có thể refresh thủ công từng tài khoản bằng cách nhấp chuột vào mũi tên hình tròn hiển thị cạnh vùng tìm kiếm. Nếu nó không hoạt động, kiểm tra xem liệu có thủ phạm nào đang thay đổi cài đặt đồng bộ của bạn hay không.
Bước 1: Với tài khoản email được chọn, nhấp chuột vào biểu tượng bánh răng nằm trên thanh công cụ phía dưới cùng.
Bước 2: Một menu sẽ trượt ra từ phía bên phải. Nhấn chuột vào Manage Accounts
Bước 3: Chọn tài khoản email
Bước 4: Trong cửa sổ bật lên, chọn Change mailbox sync settings
Bước 5: Hãy đảm bảo là Email Option đã được bật. Sẵn tiện, bạn có thể bật Calendar và Contacts nếu chúng chưa sẵn sàng
Bước 6: Nhấp vào Done khi hoàn tất
Nếu nó không hoạt động, hãy cố xóa và chèn các tài khoản vào Mail. Hãy đảm bảo, tài khoản rằng bạn gõ đúng thông tin tài khoản email được chọn.
Đối với tất cả các dịch vụ khác, như AOL, bạn có thể cần nhập thông tin POP3 và IMAP. Mail chủ yếu lấy thông tin này khi bạn nhập địa chỉ email và mật khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập thông tin POP3 hoặc IMAP theo cách thủ công và thông tin đó không chính xác, bạn không thể truy xuất email cho đến khi cung cấp thông tin chuẩn.
Nếu việc xóa và chèn lại không hiệu quả, rất có khả năng, bản thân ứng dụng đó cần được sửa chữa:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start > chọn Apps and Features từ menu
Bước 2: Cuộn danh sách xuống và chọn Mail and Calendar
Bước 3: Nhấp chuột vào Advanced Options
Bước 4: Nhấp chuột vào Reset hoặc nút Uninstall trên màn hình tiếp theo
Việc cài đặt lại chỉ đơn giản dọn dẹp dữ liệu ứng dụng trong khi quá trình gỡ cài đặt hoàn toàn loại bỏ ứng dụng từ Windows 10. Bạn có thể cài đặt lại một bản copy mới từ Microsoft Store.
OneDrive ngừng hoạt động
Không phải lúc nào OneDrive cũng đồng bộ hóa như mong đợi. Nó đôi khi buộc chúng ta phải truy cập qua Start Menu thay vì qua File Explorer. Đôi khi thông báo ảnh chụp màn hình không xuất hiện ngay cả khi mọi thứ được đặt chính xác. Có vẻ như OneDrive thỉnh thoảng trở nên trì trệ.
Nếu OneDrive không hoạt động chính xác như ý muốn, hãy đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng đám mây nằm bên cạnh đồng hồ hệ thống. Nếu không, bạn sẽ thấy nút Đăng nhập màu xanh lam. Nếu đã đăng nhập, bạn sẽ thấy các tùy chọn để mở thư mục OneDrive cục bộ, cài đặt, v.v.
Nếu OneDrive không đồng bộ file, cách khắc phục đầu tiên là kiểm tra kết nối internet. Nếu không có vấn đề gì về kết nối, hãy:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng đám mây nằm cạnh đồng hồ hệ thống
Bước 2: Trên menu bật lên, hãy chắc chắn là bạn không dừng đồng bộ
Bước 3: Nhấp vào tùy chọn Settings
Bước 4: Tab Account sẽ bật lên theo mặc định. Nhấp chuột vào nút Choose folders
Bước 5: Hãy đảm bảo là bạn chọn đúng thư mục cho quá trình đồng bộ hóa
Một cách khắc phục khác là hủy liên kết và liên kết lại tài khoản OneDrive của bạn:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng đám mây bên cạnh đồng hồ hệ thống.
Bước 2: Chọn Cài đặt trên menu pop-up.
Bước 3: Tab Tài khoản xuất hiện theo mặc định. Nhấp vào liên kết Unlink This PC màu xanh lam.
Bước 4: Làm theo trình hướng dẫn để liên kết lại tài khoản OneDrive của bạn.
Dưới đây là những điều khác cần xem xét:
- Phần mềm chống vi-rút và / hoặc Firewall hiện đang chặn OneDrive. Tạm thời vô hiệu hóa các tùy chọn này để xem liệu chúng có gây ra sự cố hay không.
- Bandwidth bị giới hạn. Đi tới Cài đặt > Network và đảm bảo tỷ lệ Tải lên và Tải xuống được đặt thành Don’t limit
- Bộ nhớ cục bộ hoặc cloud của bạn đã đầy. Hãy tạo dung lượng trên ổ đĩa chính của bạn.
- Microsoft có thể đang gặp sự cố. Kiểm tra cổng Microsoft Service Health của Microsoft để kiểm tra trạng thái của OneDrive.
- Khởi động lại hoặc cài đặt lại OneDrive.
Ứng dụng khiến thiết bị bị lỗi
Có thể có nhiều lý do khiến các ứng dụng và chương trình khiến bạn không hài lòng, được tìm thấy dưới dạng dữ liệu bị hỏng, trình điều khiển không hợp lệ, phần cứng bị lỗi, v.v. Nếu bạn đang chơi một trò chơi và thiết bị đột nhiên tối đi và khởi động lại, điều đó có thể xuất phát từ cả sự cố phần mềm và phần cứng.
Trước tiên, hãy xác định xem Microsoft Store và các ứng dụng liên quan có cần cập nhật hay không:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng túi mua hàng trên thanh tác vụ. Thao tác này sẽ mở Microsoft Store.
Bước 2: Nhấp vào biểu tượng ba chấm Xem thêm nằm ở góc trên cùng bên phải.
Bước 3: Chọn Tải xuống và cập nhật trên menu thả xuống.
Bước 4: Kiểm tra xem Microsoft Store có yêu cầu cập nhật hay không. Nếu không, bạn vẫn nên nhấp vào nút Get updates bản cập nhật nếu bạn thấy các ứng dụng trong danh sách.
Thứ hai, cố gắng sửa chữa các ứng dụng và phần mềm máy tính để bàn của bạn:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào nút Start và chọn Apps and Features trên Power Menu.
Bước 2: Chọn ứng dụng hoặc chương trình gây ra sự cố cho bạn.
Đối với ứng dụng Microsoft Store – Chọn Advanced options và chọn Repair hoặc Reset trong menu tiếp theo.
Đối với phần mềm máy tính để bàn truyền thống – Trong Settings, hướng đến menu Apps & Features. Tìm chương trình bạn cần sửa chữa và nhấp vào Modify (nếu có), sau đó nhấp vào Repair. Nếu không thấy nút Repair được hiển thị, bạn cần gỡ cài đặt ứng dụng rồi cài đặt lại.
Nếu việc sửa chữa hoặc cài đặt lại một ứng dụng không hiệu quả, hãy thử các cách sau:
- Gỡ cài đặt trình điều khiển đồ họa trong Device Manager và thực hiện quy trình quét phần cứng được nêu ở trên.
- Gỡ cài đặt trình điều khiển âm thanh trong Device Manager và thực hiện quy trình quét phần cứng được nêu ở trên.
- Khởi động lại thiết bị của bạn sau khi gỡ cài đặt ứng dụng, sau đó cài đặt lại ứng dụng.
- Xem lại tài liệu trên trang web của nhà phát triển, bao gồm FAQs.
- Đi tới Settings > System > Windows Update để đảm bảo máy tính của bạn được cập nhật. Nếu có bất kỳ bản cập nhật Windows10 nào khả dụng, hãy cài đặt chúng, khởi động lại máy của bạn và xem diễn biến của vấn đề.
Windows10 cũng bao gồm hai ứng dụng khắc phục sự cố. Đảm bảo rằng bạn chạy cả hai và giải quyết tất cả các đề xuất sửa chữa được cung cấp.
- Settings > Update & Security > Troubleshoot > Program Compatibility Troubleshooter
- Settings > Update & Security > Troubleshoot > Windows Store Apps