9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục

Khi sử dụng những chiếc laptop hay PC, người dùng thường gặp những lỗi card màn hình rất khó chịu làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy. Trong bài viết này, NewTech sẽ liệt kê 9 lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục hiệu quả mà không phải ai cũng biết nhé.

Card màn hình là gì? 

Card màn hình là yếu tố quan trọng không thể thiếu của một chiếc máy tính. Card màn hình giúp xử lý các thông tin về hình ảnh, video và đồ họa trên máy tính, đồng thời cải thiện chất lượng hiển thị và tăng hiệu suất cho các tác vụ thiết kế đồ hoạ hay chơi game.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 1

Các loại card màn hình hiện nay

Card màn hình có hai loại chính là card màn hình tích hợp (onboard) và card màn hình rời (VGA). Card màn hình tích hợp là loại card được nhà sản xuất gắn sẵn trên mainboard hoặc CPU của máy tính, có chi phí thấp nhưng không đủ mạnh để xử lý các tác vụ đồ họa nặng. Một số dòng card màn hình onboard được sử dụng phổ biến hiện nay như Intel HD Graphics, Intel Iris Xe Graphics, AMD Radeon Graphics,… được trang bị trên cả PC và laptop.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 3

Trái với card tích hợp, card màn hình rời là loại card được lắp đặt riêng biệt vào máy tính thông qua cổng giao tiếp, có khả năng xử lý đồ họa tốt và giá thành cao hơn. Hiện nay, AMD và NVIDIA là 2 nhà sản xuất card đồ hoạ rời lớn nhất thế giới với những dòng sản phẩm đặc trưng của từng hãng. 

Chẳng hạn, NVIDIA có 2 dòng card đồ hoạ rời là GeForce (chuyên game) và Quadro (chuyên đồ hoạ). Trong khi đó, Radeon và FirePro là 2 dòng card đồ hoạ rời chủ lực của AMD để cạnh tranh trực tiếp với Radeon. Ngoài ra còn một số hãng khác như ASUS, MSI, GIGABYTE, GALAX, Inno3D, Zotac,…

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 5

Những lỗi card màn hình hay gặp và cách khắc phục

1. Sau khi cài đặt driver, card không lên hình

Đây là một trong những hiện tượng lỗi card màn hình phổ biến mà người dùng thường gặp. Sau khi gắn hoặc thay card cho màn hình, máy tính sẽ hiển thị màu đen với những dòng code thay vì hình ảnh. Nguyên nhân có thể là do driver không tương thích với phiên bản phần mềm hiện tại của máy tính.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 7

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tháo card màn hình ra, khởi động lại máy tính, sau đó lắp card lại và cài driver. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý điều chỉnh card đồ hoạ sao cho nằm đúng vị trí khe cắm.

2. Lỗi card màn hình đã được lắp, nhưng chơi game bị giật lag

Card màn hình chính là yếu tố tiên quyết giúp việc chơi game mượt mà hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp dù đã lắp card màn hình nhưng chơi game bị giật lag, fps thấp hay đồ hoạ xấu. Điều này có thể là do card màn hình chưa thật sự hoạt động hoặc máy chưa cài đặt đúng driver cho card màn hình.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 9

Cách khắc phục rất đơn giản. Bạn cần kiểm tra lại xem card màn hình đang dùng là gì, sau đó tiến hành cài lại driver tương ứng là có thể tiếp tục chơi game như bình thường.

3. Lỗi Card màn hình không nhận đúng độ phân giải màn hình

Độ phân giải màn hình thấp do lỗi card màn hình nhận sai dẫn đến chất lượng hình ảnh kém, gây cảm giác khó chịu khi sử dụng máy tính. Điều này đặc biệt xuất hiện rõ khi bạn xem hình ảnh hay video chất lượng cao trên bất kỳ ứng dụng nào.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 11

Tương tự như lỗi trên, bạn cần cài lại đúng driver cho máy tính. Bạn có thể tìm driver phù hợp bằng cách search cụm từ “driver + tên model máy”, hệ thống sẽ trả lại kết quả tìm kiếm từ những trang web uy tín. Lúc này bạn chỉ việc tải driver về và cài đặt lại là xong.

4. Lỗi card màn hình đã lắp đúng, khởi động máy chạy nhưng không lên hình

Sau khi card màn hình đã lắp đúng, bạn tiến hành khởi động máy chạy nhưng không lên hình. Điều này rất có thể là do bạn chưa tắt card màn hình onboard và bật card màn hình rời trên bios.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 13

Với lỗi này, bạn cần tắt card onboard và chuyển sang bật card màn hình rời trên BIOS. Khi chuyển sang khởi động máy bằng card màn hình rời, hiệu năng của CPU sẽ được tăng lên đáng kể trong khi nhiệt độ giảm xuống, giúp khởi động và hoạt động máy tính nhanh chóng.

5. Lỗi card màn hình làm màn hình bị tối đen hoặc xanh

Lỗi này xuất hiện khi card màn hình bị quá nhiệt hoặc phần bộ nhớ trên chính chiếc card màn hình đó bị lỗi, dẫn đến màn hình máy tính bị tối đen hoặc xanh.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 15

Vấn đề này liên quan chủ yếu đến nhiệt độ máy tính, nhất là phần quạt tản nhiệt. Bạn nên vệ sinh và tra dầu quạt tản nhiệt nếu quạt kêu to bất thường. Ngoài ra, việc sử dụng thêm đế tản nhiệt rời cũng là một giải pháp đáng cân nhắc.

6. Lỗi card đồ hoạ hoạt động không bình thường trong khi khởi động

Khi khởi động máy tính, nếu card đồ hoạ hoạt động bình thường sẽ phản hồi tín hiệu trên màn hình ngay lập tức và ngược lại. Nguyên nhân chính có lẽ nằm ở chính card đồ hoạ của bạn.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 17

Với trường hợp này, bạn cần tháo card màn hình ra và đem đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra xem liệu card có bị hư hỏng thành phần nào hay không.

7. Lỗi card màn hình bị cháy chip, tụ bị phù, bị nổ…

Lỗi card màn hình bị cháy chip, tụ bị phù, bị nổ… là những hiện tượng rất nguy hiểm mà bạn nên tránh vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những linh kiện xung quanh. Nguyên nhân xuất phát từ việc bạn sử dụng máy tính để làm đồ hoạ hoặc chơi game nặng trong một thời gian dài, lâu ngày card màn hình bị quá nhiệt và phát nổ.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 19

Khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên tháo card màn hình ra và lắp thử trên PC khác xem liệu nó còn hoạt động hay không. Nếu câu trả lời là không thì bạn sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế chiếc card đó.

8. Lỗi màn hình xuất hiện thông báo ra khỏi phạm vi quét

Khi bạn nhận được thông báo ra khỏi phạm vi quét, điều đó có nghĩa màn hình của máy tính không kết nối với cổng xuất (đầu ra) của card màn hình. 

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 21

Ở trường hợp này, bạn thử kết nối lại màn hình và card màn hình, sau đó bật máy tính lên và kiểm tra xem liệu chúng đã kết nối hay chưa. Nếu không, bạn có thể thử thay đổi một chiếc màn hình mới hoặc kích hoạt chế độ VGA mode rồi khởi động lại máy tính xem như thế nào.

9. Lỗi GPU không được phát hiện trong Windows

GPU không được tìm thấy trong Windows thường là do BIOS hoặc GPU bị hỏng, dẫn đến card màn hình không thể vào được Windows trên máy tính của bạn.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 23

Cách khắc phục ở đây là flash BIOS card đồ họa hoặc BIOS GPU bằng các công cụ flash GPU như NVFlash (cho NVIDIA) hoặc ATIFlash (cho AMD). Nếu BIOS GPU bị hỏng, bạn cần phải Flash lại BIOS GPU với phiên bản gốc hoặc mới hơn.

9 Lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục 25

Ngoài ra, bạn có thể thử thay đổi công tắc BIOS trên card màn hình. Nếu bạn có loại card màn hình cao cấp có ba chip BIOS riêng biệt, bạn có thể sử dụng chúng để kết nối với màn hình và flash GPU cho card màn hình bị hỏng.

Kết luận

Bài viết trên chia sẻ 9 lỗi card màn hình phổ biến và cách khắc phục mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên nhấn nút theo dõi NewTech để cập nhật những tin tức mới nhất và mẹo công nghệ hữu ích bạn nhé!

!Bài viết này có hữu ích không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloHotlineMailShowroom
Đóng So sánh ngay Xoá tất cả sản phẩm
Đóng

Tìm kiếm sản phẩm

Trang chủ Danh mục Khuyến mãi Giỏ hàng Tài khoản